cdnvietucdn@gmail.com
Điện thoại
0935052727
Bạn chọn nghề hay nghề chọn bạn?
Khi kỳ thi đại học bắt đầu, các tư vấn viên thường nghe những câu hỏi đại loại như “Con tôi rất yêu thích máy tính. Khi còn nhỏ, nó chơi game rất hay. Vì vậy, con tôi có nên theo học ngành công nghệ thông tin không?”; “Tôi ước theo học báo chí hoặc du lịch vì tôi muốn có nhiều cơ hội để du lịch đến các vùng miền khác nhau..”
Nhiều bậc phụ huynh chọn nghề cho con mà không hiểu nghề nghiệp là gì. Chơi game không có nghĩa là học sinh giỏi công nghệ thông tin. Tương tự như vậy, một người muốn trở thành một phóng viên hoặc một hướng dẫn viên du lịch phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm khắc và vượt qua thử thách.
Các tư vấn viên thường đưa ra lời khuyên: Chọn nghề dựa vào sở thích bản thân là không đủ. Cần phải xem liệu học sinh có đủ năng lực vượt qua các kỳ thi đại học hay không và liệu có đủ điều kiện để theo học ngành nghề cho đến khi tốt nghiệp hay không. Ngoài ra, cần phải xem xét đến các yếu tố khác như khả năng, sức khỏe, phẩm chất cá nhân.
Theo Ông Nguyễn Toàn, hiệu trưởng trường Trung Cấp Nghề Kỹ Thuật Thủ Đức (HCM), khi chọn trường và chọn nghề, đầu tiên, bạn phải xác định bạn đang chọn một ngành nghề cho cả cuộc đời. Trong nhiều trường hợp, sinh viên nhận thấy họ chọn sai chuyên ngành hoặc sau khi tốt nghiệp, họ gặp nhiều khó khăn, thậm chí thất bại vì “nghề không chọn họ”!
Tiến sỹ Nguyễn Tuấn, phó hiệu trưởng Trường Đại học Mở Bán công Hồ Chí Minh, chỉ ra rằng, đáng báo động là gần 60% sinh viên tốt nghiệp có nhu cầu đào tạo lại về ngoại ngữ, kỹ năng vi tính, kỹ năng nghề và học lại kiến thức tại trường đại học! Theo kết quả từ Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh), gần đây, 34,5% sinh viên muốn từ bỏ hoặc thấy dao động về ngành nghề của mình.
Trong khi đó, chuyên gia tư vấn Trần Trọng Miêu, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn học sinh tham dự kỳ thi đại học, kết luận rằng: 5-10% ứng viên chọn nghề theo sở thích trong khi số khác chọn nghề theo bạn bè, sở thích của người khác hoặc đơn giản vì nghề nghiệp có vẻ nổi trội và nhẹ nhàng...
Con đường ngắn nhất
Theo tiến sỹ Nguyễn Thuấn, để chọn một ngành nghề phù hợp, bạn nên dựa vào một số điều kiện cơ bản: sở thích, hoàn cảnh cá nhân, mục tiêu đào tạo và nhu cầu xã hội của ngành nghề đó; uy tín và điều kiện học tập của trường dự định theo học và cuối cùng là năng lực học tập và cơ hội vượt qua kỳ thi đại học. Tuy nhiên, theo Ông Nguyễn Toàn, đầu tiên, bạn cần phải xác định liệu bạn có phù hợp hoặc hứng thú với ngành nghề đã chọn hay không, sau đó mới chọn nghề và cuối cùng đánh giá năng lực học tập và hoàn cảnh cá nhân. Từ đó, mới nên đưa ra quyết định liệu nên thi vào đại học, cao đẳng, trường trung cấp hay trường nghề.
Nên lưu ý rằng năng lực học tập là yếu tố quyết định nhất trong kỳ thi đại học nhưng để thành công trong cuộc sống, thì không phải như vậy. Học tập tốt và thi đỗ vào trường đã lựa chọn không có nghĩa là sinh viên đó có thể thành công. Mục đích cuối cùng khi chọn một ngành nghề phù hợp là sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng thực hiện công việc liên quan đến ngành nghề đã chọn hay không.
Cuối cùng, cũng nên lưu ý rằng hàng năm, chỉ khoảng 10% ứng viên thi đỗ vào các trường đại học. Nếu bạn không đậu thì đó cũng là điều bình thường. Các chuyên gia tư vấn cho rằng đại học không phải là con đường ngắn nhất để có được công việc ổn định và thành công trong cuộc sống.
Trò chuyện cùng đầu bếp Đỗ Công Nguyên, Khách sạn Hilton Opera (Hà Nội) bỏ đại học để học kỹ thuật chế biến món ăn: Học những gì thực tế nhất.
Năm ngoái, trong số 18 Huy chương Vàng tại Hội thi Tay nghề Giỏi ASEAN lần thứ 5 tại Hà Nội, Đỗ Công Nguyên đã giành huy chương vàng với số điểm cao nhất (550 điểm). Anh cũng là người tạo ấn tượng mạnh với nhà báo Tạ Bích Loan (VTV3), người đã mời anh tham gia chương trình “Người đương thời” năm ngoái.
Nguyên có 4 anh chị em và nuôi ước mơ theo học đại học giống chị gái, người đang theo học tại Đại học Sư Phạm Hà Nội. Tuy nhiên, ước mơ của anh đã không thành sự thật mặc dù vào năm 2000, anh đã đỗ vào Đại học Luật Hà Nội với số điểm 18,5.
Không tham dự kỳ thi đại học, Nguyên cùng với một nhóm các thanh niên trẻ cùng làng đến Hà Nội để làm thợ hồ. Sau khi tiết kiệm được một ít tiền, anh quyết định thuyết phục bạn bè đến Hồ Chí Minh. Mang theo chỉ với 200,000 ngàn đồng, Nguyên và bạn bè của mình đã vật lộn với cuộc sống tại Khu Công Nghiệp Bình Dương với nghề làm công nhân thuê. Trong vòng 2 năm, anh làm công việc thợ hồ, tiếp theo là công nhân tại một nhà máy sản xuất xe đạp và sau đó là thợ cơ khí.
Sau 2 năm với nhiều khó khăn tại Sài Gòn, Nguyên đăng ký học tại Trường Trung cấp Nghề Du lịch Hà Nội (trường vừa mới nâng cấp lên cao đẳng). Anh theo học khóa học hệ sơ cấp. Với quyết tâm, anh đã cố gắng hết sức học tập và nhận kết quả xứng đáng. Trước khi tốt nghiệp, Nguyên đã thực tập tại Khách sạn Hilton. Tốt nghiệp với bằng giỏi, Nguyên đã được tuyển dụng vào khách sạn (02/2004).
Nguyên chưa bao giờ nghĩa rằng anh sẽ gắn bó với nghề nấu ăn. Tuy nhiên, cuối cùng, anh đã ổn định cuộc sống với nghề này tại Khách sạn Hilton (Hà Nội). Trước khi tham dự Hội thi Tay nghề Giỏi ASEAN lần thứ 5, Nguyên đã đạt giải nhất tại Hội thi Tay nghề Giỏi cấp Quốc gia. Phần biểu diễn của anh được ban giám khảo đánh giá cao (bao gồm các chuyên gia từ Thái Lan).
Đăng ký
Hotline
Chat