cdnvietucdn@gmail.com
Điện thoại
0935052727
Trường Cao đẳng Nghề Việt - Úc (tiền thân là Trường TCN Việt - Úc, gọi tắt là VAVC), được thành lập vào ngày 09/07/2007, là đơn vị đào tạo chuyên nghiệp các nghiệp vụ du lịch & quản lý khách sạn đầu tiên tại Tp Đà Nẵng. Trường đào tào 10 nghề trong ngành dịch vụ khách sạn như: Nghiệp vụ Lễ tân, Nghiệp vụ Buồng phòng, Nhà hàng, Bartender, Kỹ thuật chế biến món ăn, Kế toán Du lịch, Sales & Marketing, An ninh khách sạn, Lữ hành và Quản trị khách sạn.
Mô hình đào tạo thực nghiệm
Có thể nói rằng mô hình hoạt động là yếu tố đầu tiên giúp đơn vị có hướng đi đúng đắn và hiệu quả. Mô hình đào tạo thực nghiệm là mô hình được ứng dụng rất phổ biến tại các nước như: Australia, Đức, Thụy Sỹ và Mỹ. Tại Úc, đây là mô hình thuộc khối trường nghề được viết tắt là TAFE. Tại đây, tất cả các nghề đào tạo được trang bị bởi các thiết bị hiện theo tiêu chuẩn của chính ngành nghề ấy. Điểm nổi bật của mô hình này là “Doanh nghiệp là bộ phận không thể thiếu của cơ sở đào tạo, hay nói đúng hơn đào tạo luôn gắn kết với doanh nghiệp”. Với mô hình này, học viên có thể trải nghiệm/có kinh nghiệm thực tế thông qua việc thực hành các trang thiết bị tại cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Vậy VAVC đã liên kết các doanh nghiệp theo những hình thức nào trong mô hình đào tạo thực nghiệm. Xin được nêu vài hình thức phổ biến:
- Trường nghề và doanh nghiệp phối hợp cùng tuyển sinh, quản lý và đào tạo trong suốt quá trình đào tạo cho đến khi học viên ra trường, làm việc tại doanh nghiệp: Với phương thức hợp tác gắn kết cùng doanh nghiệp như thế này thì 100% học viên được giải quyết việc làm sau tốt nghiệp. Năm 2008, khi ngành dịch vụ Golf mới xuất hiện tại VN, VAVC tự nghiên cứu thực tế và thiết kế khung chương trình đào tạo theo nhu cầu đối tác Tập đoàn Indochina Capital và sử dụng sân gôn của họ để đào tạo 108 Caddie (nhân viên phuc vụ sân gôn) cho sân gôn The Montgomerie Links (đơn vị trực thuộc Tập đoàn). Sau khi tốt nghiệp, các học viên đã được làm việc với mức lương rất cao, đặc biệt học viên được hưởng 70% lương của doanh nghiệp trong suốt quá trình đào tạo tại trường.
- Doanh nghiệp đặt hàng cơ sở đào tạo: Theo phương thức này, doanh nghiệp ủy thác toàn bộ việc tuyển dụng, đào tạo cho cơ sở đào tạo, chỉ giám sát chương trình khung hoặc hệ thống các tiêu chuẩn nghề (SOP) mà hai bên đã thỏa thuận. Khâu giải quyết việc làm do doanh nghiệp cam kết thực hiện. Với cách làm này, VAVC đã đào tạo rất nhiều doanh nghiệp từ chuẩn 3-5 sao như: Các khách sạn Sunriver, Blue Beach, Seventeen Saloon, Hoa Sen, White Snow (chuẩn 3 sao); các khách sạn, khu nghỉ mát chuẩn 4-5 sao như: Hoian Beach Resort, Ancient House Resort, Ancient House Village, Vinh Hưng Resort, Hoi An Agribank Resort, Tập đoàn Đức Long Gia Lai Dung Quất với khách sạn 4 sao tại Quảng Ngãi và sắp đến đây, VAVC đào tạo theo đơn hàng cho Tập đoàn Sun Group với nhiều dự án lớn chuẩn 4,5 sao như: Intercontinental Resort, Novotel Hotel, Banahills Resort.
- Nhà trường chủ động nghiên cứu và dự báo nhu cầu lao động tại địa phương và các doanh nghiệp: Với phương thức này, Trường chủ động thiết kế khung chương trình, giáo trình phù hợp dựa trên ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp có nhu cầu và được đào tạo ngay tại VAVC với hệ thống phòng thực hành theo chuẩn khách sạn cùng với các khách sạn, nhà hàng mà VAVC trực tiếp điều hành quản lý như: Hoi An Beach Resort of Agribank (HBRA), khu nghỉ mát Sơn Trà Resort, Khách sạn Diamond. Với cách làm này, học viên rất thú vị và trải nghiệm qua hệ thống cơ sở vật chất hiện đại như tại thực tế và được nắm bắt vấn đề thông qua giảng huấn bởi đội ngũ giáo viên đến từ các khách sạn/resort. Phương thức này mang lại kết quả hơn 90% học viên có việc làm sau tốt nghiệp.
Với phương thức nào theo mô hình đào tạo thực nghiệm, thì vấn đề cốt lõi là chúng ta cần biết các giải pháp thực hiện là gì?
Giải pháp cho mô hình thực nghiệm
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Mô hình này đòi hỏi cơ sở đào tạo phải trang bị hệ thống các phòng thực hành theo đúng tiêu chuẩn thực tế tại các khách sạn/resort.
Khung chương trình: VAVC ứng dụng khung chương trình (KCT) dựa trên sự phối kết hợp chương trình khung của Tổng cục dạy nghề và KCT, giáo trình của đối tác Úc (có sự đóng góp ý kiến doanh nghiệp trong đào tạo).
Đội ngũ giáo viên: Được tuyển chọn đa phần từ thực tế các khách sạn/Resort, bởi chính đội ngũ giáo viên này, họ vừa là những Thầy Cô giáo đào tạo, nhưng đồng thời cũng là lò KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm) các học viên trước khi ra trường.
Phương pháp giảng dạy: Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp, nghĩa là quá trình dạy lý thuyết và thực hành được diễn ra ngay cùng một lúc, ngay trong cùng một phòng học.
Khâu tư vấn & hướng nghiệp: Bộ phận này luôn tư vấn học viên lựa chọn nghề đúng sở trường, sở thích và phù hợp với khả năng cũng như nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp. Điều này giảm thiểu rủi ro không có việc làm cho học viên.
Lợi ích từ mô hình đào gắn kết doanh nghiệp
Áp dụng mô hình thực nghiệm đòi hỏi cơ sở đào tạo phải đầu tư với nguồn kinh phí rất lớn nhưng nó có ưu điểm và mang lại hiệu quả thiết thực, tiết kiệm nhiều chi phí về mặt lâu dài. Những ưu điểm có thể kể đến như sau:
Số lượng học viên không bị rơi rớt trong quá trình đào tạo nhờ có động cơ học tập rõ ràng.
Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp ngay từ khâu tuyển dụng, thiết kế, soạn thảo và sửa đổi giáo trình phù hợp thực tế nên quá trình đào tạo mang tính thực tiễn cao và đảm bảo chất lượng.
Học viên được làm quen với môi trường thực tế ngay những ngày đầu thông qua doanh nghiệp và hệ thống thực hành của CSĐT, nên họ không chỉ cảm thấy hứng thú mà còn có niềm tin trong quá trình học.
Bên cạnh những ưu điểm trên, mô hình thực nghiệm thông qua sự gắn kết với doanh nghiệp giúp tiết kiệm cả 3 chi phí: học phí của học viên khi học đúng ngành nghề xã hội đang cần, chi phí doanh nghiệp khi Nhà tuyển dụng không phải đào tạo lại và cuối cùng là tiết kiệm thời gian đào tạo cũng như kinh phí của Nhà trường.
Định hướng trong tương lai
Bên cạnh định hướng mang tính tiến bộ dựa trên sự tích lọc kinh nghiệm đào tạo nghề quốc tế và nhu cầu thực tế mang tính đặc thù của thị trường lao động trong nước, VAVC đã hoạch định cho mình một chiến lược trong đào tạo theo 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 2007 - 2012
- Xây dựng thương hiệu đào tạo thông qua sự ổn định và duy trì chất lượng đào tạo.
- Nhà trường tập trung vào các tiêu chí cần đạt được như: Đối tượng đào tạo là sinh viên trong nước, đầu ra sau đào tạo là nhân viên có kỹ năng tay nghề cao và mô hình thực nghiệm được triển khai thông qua sự liên kết, hợp tác doanh nghiệp hoặc trực tiếp điều hành quản lý các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ mát.
Giai đoạn 2013 - 2017
- Khẳng định thương hiệu đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.
- Đối tượng sinh viên tuyển sinh có cả sinh viên quốc tế bên cạnh sinh viên trong nước hoặc đào tạo sinh viên trong nước đủ chuẩn làm việc tại các nước trong khu vực. Đầu ra sản phẩm đào tạo bên cạnh nhân viên kỹ năng tay nghề cao là đội ngũ nhân viên quản lý cấp trung gian (Trưởng bộ phận, trợ lý, giám sát, tổ trưởng) được đào tạo tốt nghiệp từ trình độ cao đẳng.
- Hội đồng quản trị sẽ tập trung sức đầu tư khách sạn được sử dụng cho thực tập của sinh viên và kinh doanh bên cạnh hình thức liên kết, hợp tác và điều hành các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ mát như trong giai đoạn đầu.
Với định hướng và chiến lược như vậy, VAVC hoàn toàn chủ động trong đào tạo, sớm khẳng định thương hiệu và nhanh chóng hội nhập quốc tế về phương thức đào tạo, đội ngũ giáo viên cũng như sản phẩm đào tạo, góp phần cung ứng nguồn nhân lực đang thiếu hụt trầm trọng và nâng cao trình độ quản lý nhân lực tại miền Trung. Từng bước trở thành trường đào tạo theo chuẩn quốc tế, góp phần thay đổi diện mạo hệ thống đào tạo nghề Việt Nam trong hiện tại cũng như quá trình hội nhập.
Đăng ký
Hotline
Chat